Dạng 1. Phương pháp đặt nhân tử chung.
Bài tập tự luyện
Làm OnlineGiới thiệu bài học
Bài giảng “Phân tích đa thức thành nhân tử” giúp học sinh biết cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng ba phương pháp: Đặt nhân tử chung, nhóm hạng tử, dùng hằng đẳng thức.
Nội dung bài học
Dạng 1. Phương pháp đặt nhân tử chung.
Phương pháp: Tìm nhân tử chung của các hệ số nếu có (ƯCLN của các hệ số) hoặc là những đơn, đa thưc có mặt trong tất cả các hạng tử
Phân tích mỗi hạng tử thành tích của nhân tử chung với một hạng tử khác hoặc nhân tử chung của các biến (mỗi biến chung lấy số mũ nhỏ nhất)
Nhằm đưa về dạng
\[C.A + C.B = C.\left( {A + B} \right)\]
\[A.B + A.C + A.D = A.\left( {B + C + D} \right)\]
Viết nhân tử chung ra ngoài dấu ngoặc, viết các nhân tử còn lại của mỗi hạng tử vào dấu ngoặc (kể cả dấu của chúng)
VD: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
\[a/7x+7y\]
\[b/3x\left( x-1 \right)+7{{x}^{2}}\left( x-1 \right)\]
Giải:
\[a/7x+7y\]
\[=7\left( x+y \right)\]
\[b/3x\left( x-1 \right)+7{{x}^{2}}\left( x-1 \right)\]
\[=\left( x-1 \right)\left( 3x+7{{x}^{2}} \right)\]
Dạng 2. Phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.
Phương pháp: Nắm chắc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ và các hằng đẳng thức nâng cao. Nhận dạng hằng đẳng thức với các biểu thức phức tạp thêm chút tư duy, sáng tạo trong cách biến đổi để xuất hiện hằng đẳng thức.
VD: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
\[{{x}^{3}}-64\]
Giải:
\[{{x}^{3}}-64={{x}^{3}}-{{4}^{3}}\]
\[=\left( x-4 \right)\left( {{x}^{2}}+4x+16 \right)\]
Dạng 3. Phương pháp nhóm nhiều hạng tử.
Phương pháp: Dùng các tính chất của phép cộng đa thức, ta kết hợp những hạng tử của đa thức thành từng nhóm thích hợp rồi dùng các phương pháp khác phân tích nhân tử theo từng nhóm và phân tích chung đối với các nhóm.
Sau khi phân tích đa thức thành nhân tử ở mỗi nhóm thì quá trình phân tích thành nhân tử phải được thực hiện nữa
Dạng bài toán:
\[A.B + A.C + E.B + E.C = \left( {A.B + A.C} \right) + \left( {E.B + E.C} \right) = A\left( {B + C} \right) + E\left( {B + C} \right) = \left( {B + C} \right)\left( {A + E} \right)\]
VD: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
\[{{x}^{4}}-{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+1\]
Giải:
\[{{x}^{4}}-{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+1\] \[={{x}^{3}}\left( x+1 \right)-\left( {{x}^{2}}-1 \right)\]
\[={{x}^{3}}\left( x+1 \right)-\left( x+1 \right)\left( x-1 \right)\]
\[=\left( x+1 \right)\left( {{x}^{3}}-x+1 \right)\]
Dạng 4. Phương pháp tách hạng tử.
Phương pháp: Tách hạng tử thành nhiều hạng tử nhằm:
Việc tách hạng tử thành nhiều hạng tử khác là nhằm làm xuất hiện các phương pháp đã học như: Đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm nhiều hạng tử là việc làm hết sức cần thiết đối với học sinh trong giải toán
Định lý bổ sung
VD: \[{{\left( x+5 \right)}^{2}}{{\left( x-7 \right)}^{2}}\] \[=\left[ \left( x+5 \right)\left( x-7 \right) \right]\left( x+5+x-7 \right)\]
\[=12.\left( 2x-2 \right)\]
Bài tập tự luyện
Làm OnlineTa có $\begin{array}{l}
4{x^2} + 3x = 0\\
\Leftrightarrow x(4x + 3) = 0\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = \frac{{ - 3}}{4}
\end{array} \right.
\end{array}$
bạn phân tích đa thức thành nhân tử đi. mình thấy có x là nhân tử chung đó. giải ra được x=0 ; x=-3/4
Thầy phân tích giúp em đa thức sau thành nhân tử với ạ
x(x-1)-y(1-x)
$x\left( {x - 1} \right) - y\left( {1 - x} \right)$
$= x\left( {x - 1} \right) + y\left( {x - 1} \right)$
$= \left( {x + y} \right)\left( {x - 1} \right)$
Thầy giảng bài thật tỉ mỉ và dễ hiểu. hì hì
Hocthukhoa.vn là nền tảng giáo dục trực tuyến đi đầu trong việc áp dụng công nghệ cao vào giáo dục, giúp các em học sinh trên toàn Việt Nam được trải nghiệm môi trường giáo dục chất lượng cao linh hoạt, tiện lợi và tiết kiệm.
Trụ sở: 14N5 Ngõ 40 đường Xuân La, Tây Hồ , Hà Nội
Cơ sở 2: P11a03 Nhà C Tòa Star Tower 283 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
0973394174
info@hocthukhoa.vn
Ai giúp mình giải phương trình này với
4x^2+3x=0