Giới thiệu bài học
Bài giảng “Hình chữ nhật” sẽ giúp các em sử dụng định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật giải các bài toán hình học liên quan đến các tính chất của hình chữ nhật.
Nội dung bài học
Dạng 1: Chứng minh tứ giác là hình chữ nhật.
Phương pháp giải: Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật
VD: Cho tam giác \[ABC\] vuông có \[CA=CB\]. Lấy các điểm P,Q trên \[AC,BC\] sao cho \[AP=CQ\] . Vẽ \[PM//BC(M\in AB)\]. Chứng minh \[PCQM\] là hình chữ nhật.
Dạng 2: Vận dụng tính chất của hình chữ nhật để chứng minh các tính chất hình học.
Phương pháp giải: Vận dụng các tính chất và định nghĩa về góc, cạnh và đường chéo của hình chữ nhật.
VD: Cho hình chữ nhật \[ABCD.\] Vẽ $BH\bot C(H\in AC).$ Gọi M, K lần lượt là trung điểm của AH và DC; I, O lần lượt là trung điểm của AB và IC.
a) Chứng minh $IC=KB$ và $MO=\frac{1}{2}IC$.
b) Tính số đo góc $\widehat{BMK}$.
ĐS: b) $\widehat{BMK}={{90}^{0}}$.
Dạng 3: Sử dụng định lý thuận và đảo của đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.
Phương pháp giải: Sử dụng định lý về tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông để chứng minh các hình bằng nhau hoặc chứng minh tam giác vuông.
VD: Cho tam giác \[ABC\] có đường cao $AI$. Kẻ Ax vuông góc AC, kẻ By // AC. Ax giao By tại M. Lấy P là trung điểm \[AB.\] MP cắt AC tại Q và BQ cắt AI tại H.
a/ Tứ giác AMBQ là hình gì?
b/ Chứng minh $CH\bot AB$
C/ Chứng minh tam giác $PIQ$ cân.
Vui lòng đăng nhập và mua khóa học để xem tài liệu
Hocthukhoa.vn là nền tảng giáo dục trực tuyến đi đầu trong việc áp dụng công nghệ cao vào giáo dục, giúp các em học sinh trên toàn Việt Nam được trải nghiệm môi trường giáo dục chất lượng cao linh hoạt, tiện lợi và tiết kiệm.
Trụ sở: 14N5 Ngõ 40 đường Xuân La, Tây Hồ , Hà Nội
Cơ sở 2: P11a03 Nhà C Tòa Star Tower 283 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
0973394174
info@hocthukhoa.vn