Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 THPT Bài tập cuối khóa Module 6

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6: Xây dựng văn hóa nhà trường THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài thu hoạch cuối khóa tập huấn Mô đun 6 của mình.

Với bài thu hoạch Module 6 này, thầy cô sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới phục vụ tập huấn Chương trình GDPT 2018. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 Tiểu học, THCS. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của pgdyenthanh.edu.vn để đạt kết quả như mong muốn trong khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán Module 6.

Bài thu hoạch cuối khóa Module 6 THPT

SỞ GD&ĐT…….
Trường THPT……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

…., ngày …. tháng…….năm 2022

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
 LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN

Họ và tên giáo viên:………………….

Giảng dạy môn: Ngữ Văn

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

+ Căn cứ công văn…… /BGDĐT – GDTrH ngày …… của Bộ giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

+ Căn cứ Quyết định số …../QĐ – UBND ngày …… của UBND tỉnh Hưng Yên về Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học ……… đối với giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên áp dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

+Căn cứ kế hoạch số 228/SGDĐT-CTTT ngày 24 tháng 02 năm 2017 về việc đẩy mạnh môi trường văn hóa trong trường học;

+ Căn cứ kế hoạch số /KH– PNL ngày về kế hoạch nhiệm vụ năm học………… trường Trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão.

+ Tôi xây dựng Kế hoạch xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thân thiện trong nhà trường năm học ………. như sau:

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

– Xây dựng các giá trị văn hoá của nhà trường.

– Giáo dục HS thực hiện tốt các qui tắc ứng xử trong nhà trường.

– Giúp HS phát triển toàn diện nhân cách con người mới XHCN.

2. Yêu cầu

– Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hoá nhà trường. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, các hoạt động của các câu lạc bộ trong và ngoài nhà trường.

– Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch chiến lược, xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường.

– Tham gia công tác xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa nhà trường; tham gia công tác xây dựng hệ thống khẩu hiệu, khuôn viên nhà trường có nội dung phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh…

III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

TT Các bước Nội dung Vai trò, nhiệm vụ
1 Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện. – KH xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh của giáo viên được lồng ghép với kế hoạch môn học, kế hoạch bài dạy.

– Các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện được lồng ghép trong hoạt động giảng dạy môn học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS.

Giảng dạy bộ môn Ngữ văn.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch

2 Xây dựng mục tiêu – Xác định được những nội dung… xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường THPT, tạo sự chuyển biến căn bản trong văn hóa ứng xử của các thành viên trong nhà trường, phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách ở HS.

– Xác định được những giá trị cốt lõi của nhà trường: Trách nhiệm, yêu thương, sáng tạo, hợp tác, kỉ luật, tôn trọng, trung thực.

– Nâng cao được nhận thức, thái độ, hành vi cho HS về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện.

Giảng dạy bộ môn Ngữ văn.

– Thực hiện

– Thực hiện

– Xây dựng và thực hiện

3 Nội dung, các hoạt động tương ứng – Thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử của trường.

– Xây dựng cảnh quan, không gian trường lớp xanh, sạch, đẹp; xây dựng môi trường văn hóa hướng đến các giá trị cốt lõi: Trách nhiệm, yêu thương, sáng tạo, hợp tác, kỉ luật, tôn trọng, trung thực.

– Xây dựng kế hoạch bài dạy, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp nội dung VHNT lành mạnh, thân thiện

– Tìm hiểu bộ quy tắc ứng xử của trường

– Tham gia vào việc xây dựng cảnh quan, không gian trường lớp xanh, sạch, đẹp; xây dựng môi trường văn hóa hướng đến các giá trị cốt lõi: Trách nhiệm, yêu thương, sáng tạo, hợp tác, kỉ luật, tôn trọng, trung thực.

– Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch bài dạy, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp nội dung VHNT lành mạnh, thân thiện.

4 Lộ trình, điều kiện, biện pháp 1. Dài hạn

– Thời gian: Theo năm học

– Điều kiện: Nhân sự, ban tổ chức, kinh phí và phương tiện

– Biện pháp:

+ Đề ra các quy tắc văn hoá đạo đức cốt lõi của nhà trường để HS làm chuẩn và đồng thuận lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.

+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp mình, các ban ngành đoàn thể xã hội cùng xây dựng môi trường văn hoá trường học. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác xây dựng môi trường văn hoá, biểu dương khen thưởng kịp thời đối với cá nhân trong lớp có thành tích trong công tác xây dựng và thực hiện môi trường văn hoá trong trường học.

+ GV thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm phát huy tác dụng hiệu quả.

2. Trung hạn:

– Thời gian: Theo học kỳ

– Điều kiện: Con người, kinh phí, phương tiện

– Biện pháp:

+ Yêu cầu HS trong lớp thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong trường học

+ Tổ chức phong trào thi đua trong lớp;

+ Tổ chức cho HS trong lớp thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ góp phần nâng cao thể lực, giáo dục thế chất cho HS và xây dựng môi trường an toàn, thân thiện.

3. Ngắn hạn:

– Thời gian: Theo tuần

– Điều kiện: Kinh phí, phương tiện giảng dạy và học tập.

– Biện pháp:

+ Giờ học chính khoá chú ý xây dựng các Kế hoạch bài dạy theo nội dung.

+ Giờ sinh hoạt, trải nghiệm hướng nghiệp cho HS thực hiện theo các chủ đề liên quan đến việc làm thế nào để xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh, thân thiện.

GVBM trực tiếp tham gia phụ trách và lập kế hoạch.

GVBM tham gia phụ trách và lập kế hoạch.

GVBM trực tiếp tham gia phụ trách và lập kế hoạch và giảng dạy.

5 Giám sát, đánh giá 1. Phương thức giám sát, đánh giá

– Phân công cho cán bộ lớp theo dõi, giám sát các hoạt động nhắc nhở các bạn trong lớp.

– Tham khảo thông tin từ Đoàn TN để thấy được sự tiến bộ của HS sau khi tham gia các hoạt động nhằm xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thân thiện.

– Đề xuất các tổ chức trong Nhà trường khen thưởng các gương HS điển hình trong việc thực hiện tốt các hoạt động trên.

2. Kết quả đánh giá

– Dựa vào kết quả thi đua của lớp

– Dựa vào sự tiến bộ của HS trong năm học.

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH